Cổ vương quốc Danh_sách_các_pharaon

Cổ Vương quốc Ai Cập tồn tại trong thiên niên kỷ thứ Ba trước công nguyên khi Ai Cập đạt đến giai đoạn cực thịnh đầu tiên của nền văn minh cùng với những thành tựu vượt trội (đây là thời điểm đánh dấu giai đoạn đỉnh cao của nền văn minh sông Nile), khoảng thời gian từ Vương triều thứ Ba đến Vương triều thứ Sáu (từ năm 2686-2181 trước Công nguyên). Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng cũng có thể bao gồm Vương triều thứ Bảy và 8 vì đây là giai đoạn tập trung quyền lực tại Memphis. Tiếp nối thời kỳ Cổ vương quốc là giai đoạn khủng hoảng chia rẽ và suy giảm văn hóa, các nhà Ai Cập học gọi đấy là thời kỳ chuyển tiếp đầu tiên hoặc thời kỳ đau ốm đầu tiên.

Kinh đô của thời kỳ Cổ Vương quốc đặt tại Memphis, nơi Djoser thiết lập nên triều đình của ông. Thời kỳ Cổ Vương quốc được biết đến nhiều nhất thông qua việc xây dựng các kim tự tháp để chôn cất các pharaon. Thời đại này thường được gọi "thời đại các kim tự tháp".

Vương triều thứ Ba

Vương triều thứ Ba bắt đầu từ năm 2686 tới 2613 TCN.

TênHìnhTrị vìGhi chú
Djoser[18][19]19 hoặc 28 năm tới khoảng 2670 TCN; bắt đầu cai trị trong giai đoạn giữa năm 2691 và 2625[20]Ra lệnh cho xây dựng kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập, Kim tự tháp Djoser được xây dựng bởi kiến trúc sư trưởng và ký lục Imhotep[21]
Sekhemkhet[22]2649–2643Imhotep đã tham gia vào việc xây dựng công trình kim tự tháp chưa hoàn tất của ông
Sanakhte~ 2650có thể là Nebka
Khaba2643–2637Xây dựng một kim tự tháp bậc thang chưa hoàn thiện
Huni[23]2637–2613Có thể là Qahedjet, cũng đã có thể bắt đầu xây dựng kim tự tháp Meidum

Vương triều thứ Tư

Vương triều thứ Tư bắt đầu từ 2613 tới 2498 TCN bao gồm các Pharaon đã xây dựng Khu lăng mộ Giza như Khufu (Cheops), Khafra (Chephren), và Menkaura (Mycerinus).

TênHìnhTrị vìGhi chú
Sneferu 2613–2589 TCNXây dựng kim tự tháp Meidum và kim tự tháp cong (341 ft/103m từ chân tháp tới đỉnh). Ông cũng được biết tới là người đầu tiên xây dựng kim tự tháp "đúng nghĩa", Kim tự tháp Đỏ. Nhiều giả thiết cho rằng ông được chôn cất tại kim tự tháp đỏ, hoặc giả thiết khác tại kim tự tháp cong. Tại kim tự tháp đỏ đã tìm thấy được bộ xương nhưng không xác định được có phải của ông hay không.
Khufu2589–2566 TCN Còn đựoc gọi là Cheops. Xây dựng kim tự tháp vĩ đại tại Giza. Có ghi chép ghi lại rằng Khufu là người thứ Ba trong gia đình nằm quyền, giai đoạn giữa Sneferu và Khufu có thể có một số người anh trai của Khufu nằm quyền trong thời gian ngắn nhưng vì nhiều lý do qua đời.
Djedefra (Radjedef) 2566–2558 TCNNhiều người tin rằng ông là người tạo ra tượng nhân sư tại Giza để tượng niệm người cha quá cố của mình. Ông cũng là người xây dựng kim tự tháp Abu Rawash. Tuy nhiên kim tự tháp này đã bị người La Mã phá hủy.
Khafre2558–2532 TCNCòn được gọi Chephren ông xây dựng kim tự tháp Khafre lớn thứ Hai tại Giza. Một số người cho rằng ông cũng xây dựng tượng Nhân sư
Một số tác giả ghi là Bikheris, theo Manetho
Menkaura2532–2503 TCNtiếng Hy Lạp cổ:Mycerinus. Kim tự tháp của ông là kim tự tháp thứ ba và nhỏ nhất tại Giza.
Shepseskaf2503–2498 TCNKhông xây kim tự tháp theo truyền thống và thay vào đó xây dựng Mastabat el-Fara'un dành cho ông.
DjedefptahỞ đây một số tác giả ghi là Djedefptah còn được hiểu là Thampthis, theo Manetho

Vương triều thứ Năm

Vương triều thứ Năm từ năm 2498 tới 2345 TCN.

TênHìnhTrị vìGhi chú
Userkaf 2498–2491 TCN Chôn cất tại kim tự tháp Userkaf. Xây dựng ngôi đền mặt trời đầu tiên tại Abusir.
Sahure 2490–2477 TCN Dời nghĩa trang hoàng gia tới Abusir, ở đây ông xây dựng kim tự tháp Sahure cho mình.
Neferirkare Kakai2477–2467 TCN Con của Sahure, sinh ra với tên là Ranefer
Neferefre2460–2458 TCNCon của Neferirkare
Shepseskarevài thángTrị vì sau Neferefre và chỉ vài tháng, có thể là con của Sahure.[24]
Nyuserre Ini2445–2422 TCN Em của Neferefre
Menkauhor Kaiu2422–2414 TCN Vị pharaon cuối cùng xây dựng đền mặt trời.
Djedkare Isesi 2414–2375 TCN
Unas 2375–2345 TCNKim tự tháp Unas là kim tự tháp có những bản văn sớm nhất

Vương triều thứ Sáu

Vương triều thứ Sáu từ năm 2345 tới 2181 TCN.

TênHìnhTrị vìGhi chú
Teti2345–2333 TCNcó thể bị sát hại bởi người kế nhiệm
Userkare2333–2332 TCNtrị vì từ 1 tới 5 năm, có thể đã cướp ngôi của Teti
Meryre Pepi I2332–2283 TCN
Merenre Nemtyemsaf I2283–2278 TCN
Neferkare Pepi II2278–2184 TCNCó thể là người trị vì lâu nhất lịch sử loài người với 94 năm trên ngai vàng. Ngoài ra, có thể trị vì "duy nhất" 64 năm.
Neferka2200–2199 TCNTrị vì cùng Pepi II; có thể là con hoặc cùng trị vì.
Merenre Nemtyemsaf II[25]1 năm và 1 tháng ~ 2184 TCNPharaon ít tuổi nhất, có thể là con trai của Pepi II.
Neitiqerty SiptahTrị vì trong thời gian ngắn: ~ 2184–2181 TCNĐược đồng nhất với Netjerkare. Vị pharaoh này được cho là nguồn gốc tạo nên nữ hoàng huyền thoại Nitocris của HerodotusManetho.[26] Đôi khi có thể được coi là vị vua đầu tiên của Vương triều 7/8.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_các_pharaon http://egyptianchronology.com/ http://www.egyptologyonline.com/manetho.htm http://www.phouka.com/pharaoh/egypt/history/00king... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://xoomer.alice.it/francescoraf/hesyra/pribsn.... http://dx.doi.org/10.1126/science.1189395 http://www.narmer.pl/dyn/00en.htm http://www.narmer.pl/main/chr_his_en.htm http://www.tyndale.cam.ac.uk/Egypt/index.htm http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk//chronology/amen...